Đồ thị là một công cụ dùng để thống kê cũng được sử dụng nhiều bên cạnh các công cụ quản lý chất lượng. Trước hết, chúng ta sẽ làm quen với định nghĩa và ý nghĩa của đồ thị trong thống kê
Định nghĩa về đồ thị:
Đồ thị là một biểu diễn trực quan của dữ liệu bằng các hình ảnh như điểm, đường, thanh, hoặc hình tròn. Các đồ thị thường được sử dụng để minh họa các mối quan hệ, xu hướng, và phân bố của dữ liệu trong một tập hợp hoặc giữa các tập hợp khác nhau.
Ý nghĩa của đồ thị trong thống kê:
Như đã biết đồ thị được ứng dụng rộng rãi trong thống kê cho nhiều lĩnh vực hoạt động thực tiễn khác nhau. Mỗi lĩnh vực thực tiễn lại yêu cầu có những đặc tính thông kê khác nhau, cũng như cùng lĩnh vực thực tiễn nhưng yêu cầu phân tích khác nhau cũng cần có đặc tính thống kê riêng biệt. Đối với đồ thị, chúng ta có thể phân đại diện thành ba nhóm.
- ĐỒ THỊ CỘT: là một loại biểu đồ sử dụng các cột hoặc thanh để biểu diễn dữ liệu. Mỗi cột hoặc thanh trong biểu đồ có chiều dài tỷ lệ thuận với giá trị mà nó đại diện. Biểu đồ cột thường được sử dụng để so sánh giá trị của các hạng mục hoặc nhóm dữ liệu khác nhau.
- ĐỒ THỊ ĐƯỜNG: là một loại biểu đồ trong đó các điểm dữ liệu được đánh dấu và kết nối với nhau bằng các đường thẳng. Biểu đồ này thường được sử dụng để hiển thị sự thay đổi của một hoặc nhiều biến số qua thời gian.
- ĐỒ THỊ TRÒN: là một loại biểu đồ hình tròn được chia thành các phần, mỗi phần đại diện cho một tỷ lệ phần trăm của tổng thể. Mỗi phần trong biểu đồ tròn tượng trưng cho một hạng mục dữ liệu và kích thước của phần đó tỷ lệ thuận với giá trị của hạng mục mà nó đại diện.
- ĐỒ THỊ DÂY LƯNG: là một loại biểu đồ được sử dụng để hiển thị sự thay đổi của một biến số hoặc các quá trình liên tục trong một khoảng thời gian, thường được biểu diễn dưới dạng một dải màu liên tục. Biểu đồ này thường được sử dụng trong quản lý chất lượng, sản xuất và các quy trình liên quan để theo dõi và so sánh các dữ liệu hoặc trạng thái qua thời gian.
- ĐỒ THỊ RADAR: còn được gọi là biểu đồ mạng nhện hoặc biểu đồ hình sao, là một loại biểu đồ dùng để hiển thị dữ liệu đa biến dưới dạng các trục kéo dài từ cùng một điểm trung tâm. Mỗi trục đại diện cho một biến số khác nhau, và các giá trị của biến số này được đánh dấu trên các trục tương ứng. Các điểm được kết nối với nhau tạo thành một hình dạng đa giác, giúp so sánh trực quan các biến số.
- ĐỒ THỊ KẾT HỢP: là sự kết hợp của hai hoặc nhiều loại biểu đồ (như biểu đồ cột, đường, và vùng) để thể hiện dữ liệu khác nhau trên cùng một đồ thị.
- ĐỒ THỊ CHỒNG LỚP: là dạng biểu đồ mà trong đó các loại biểu đồ khác nhau được chồng lên nhau để hiển thị mối quan hệ giữa các biến.
- ĐỒ THỊ XẾP CHỒNG: bao gồm các thanh, vùng, hoặc đường được xếp chồng lên nhau để thể hiện tổng giá trị của nhiều thành phần.
- ĐỒ THỊ HAI TRỤC: sử dụng hai trục tung để hiển thị hai bộ dữ liệu có quy mô hoặc đơn vị khác nhau.
- ĐỒ THỊ BONG BÓNG): là sự kết hợp của biểu đồ phân tán với kích thước của điểm dữ liệu được biểu thị bằng bong bóng, đại diện cho một biến thứ ba.
- ĐỒ THỊ NHIỆT VỚI LỚP PHỦ bản đồ nhiệt là dạng biểu đồ dùng màu sắc để đại diện cho giá trị của các biến số, và có thể kết hợp với các loại biểu đồ khác như biểu đồ phân tán hoặc đồ thị đường để tăng tính trực quan.
- ĐỒ THỊ THÁC NƯỚC: là kết hợp biểu đồ cột và biểu đồ đường để thể hiện sự thay đổi lũy kế của một giá trị qua các bước hoặc giai đoạn.
- ĐỒ THỊ RADAR VỚI NHIỀU CHUỖI DỮ LIỆU: là kết hợp nhiều chuỗi dữ liệu trên cùng một biểu đồ radar để so sánh các đặc tính của các nhóm khác nhau.
- ĐỒ THỊ Z: là một loại biểu đồ được sử dụng chủ yếu trong quản lý chất lượng và phân tích dữ liệu, đặc biệt để theo dõi hiệu suất và xu hướng của một quy trình hoặc hệ thống qua thời gian. Nó kết hợp ba biểu đồ riêng lẻ thành một: tổng số tích lũy, số lượng hàng tháng (hoặc trong một khoảng thời gian xác định), và trung bình tích lũy.
- ĐỒ THỊ TẦNG: là một loại biểu đồ được sử dụng để hiển thị và phân tích dữ liệu được phân tầng theo nhiều lớp hoặc cấp độ khác nhau. Biểu đồ này thường được sử dụng trong các lĩnh vực như địa chất, quản lý chất lượng, và phân tích dữ liệu, nơi dữ liệu có thể được chia thành các phân lớp khác nhau để phân tích chi tiết hơn.
- ĐỒ THỊ PHAO: là biểu diễn đồ họa của dữ liệu trong đó các thanh biểu thị một phạm vi giá trị. Không giống như biểu đồ thanh truyền thống, biểu đồ thanh nổi cho phép mỗi thanh có giá trị gốc khác nhau, do đó cho phép biểu thị một phạm vi giá trị thay vì một giá trị như biểu đồ thanh.
- ĐỒ THỊ GANTT: là một công cụ quản lý dự án trực quan, được sử dụng để lập kế hoạch và theo dõi tiến độ của các hoạt động trong một dự án. Biểu đồ Gantt được biểu diễn dưới dạng các thanh ngang, với trục hoành thể hiện thời gian và trục tung liệt kê các nhiệm vụ hoặc hoạt động của dự án. Mỗi thanh ngang đại diện cho một nhiệm vụ hoặc một giai đoạn của dự án, với chiều dài của thanh tương ứng với thời gian thực hiện nhiệm vụ đó.
- ĐỒ THỊ TAM GIÁC: là một loại biểu đồ được sử dụng để hiển thị và phân tích ba biến số tỷ lệ phần trăm cùng lúc, trong đó tổng của ba biến số này luôn bằng 100%. Biểu đồ tam giác được trình bày dưới dạng một tam giác đều, với ba trục tương ứng với ba biến. Mỗi trục đại diện cho một biến số và các điểm trên biểu đồ cho thấy sự kết hợp của ba giá trị đó.
- ĐỒ THỊ HÌNH KIM TỰ THÁP: là một loại đồ thị thường được sử dụng để thể hiện cấu trúc phân cấp, phân bố hoặc tỷ lệ của các biến theo một thứ tự nhất định. Biểu đồ này có dạng một hình kim tự tháp với các tầng khác nhau, mỗi tầng biểu thị một nhóm dữ liệu hoặc một cấp độ cụ thể, thường được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại. Mỗi tầng có chiều rộng tương ứng với giá trị mà nó đại diện.
Trước khi bắt đầu nghiên cứu phương pháp thiết lập và phương thức áp dụng cho từng loại đồ thị, chúng ta cũng cần nắm bắt một số điểm lưu ý cho các dạng đồ thị. Vì đồ thị sử dụng các điểm, đường, hình dạng, và nền của hình dạng để mô tả cho dữ liệu được thống kê, nên, chúng ta cần lưu ý đến các ảo giác sinh ra bởi con người trong quá trình sử dụng đồ thị. Điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được các nhận định sai lầm không đáng có khi đọc đồ thị, cũng như khi xây dựng nó.
- Ảo giác sinh ra khi quan sát các dòng kẻ:
- Ảo giác sinh ra khi quan sát hình dạng:
- Và đây là trong thực tế có 2 khối hình (a) và (b) có bố cục khác nhau như hình vẽ. Theo bạn vòng tròn trong tâm của hình nào lớn hơn (a) hay (b)?
- Ảo giá sinh ra khi quan sát nền của hình dạng:
- Đồ thị dạng cột thường dùng để biểu diễn so sánh sự khác nhau về độ lớn hay nhỏ của dữ liệu
- Đồ thị dạng đường (hoặc còn gọi là dạng giây) thường dùng để biểu diễn sự thay đổi của dữ liệu theo điều kiện và phương hướng
- Đồ thị dạng mảnh biểu diễn trực giác về tính cân xứng của dữ liệu trong hình dạng của tổng thể
- Trường hợp A: vẽ một đồ thị cột với các cột hình chữ nhật nhưng có độ dày nhỏ hơn khoảng cách các cột, sẽ làm cho khả năng quan sát và đọc biểu đồ kém đi;
- Trường hợp B: vẽ một đồ thị với các cột có độ dày bằng với độ dày khoảng cách các cột sẽ làm cho ta khó phân biệt khi đọc biểu đồ; và,
- Trường hợp C: ở đây sử dụng khoảng cách giữa các cột bằng 1 phần 2 độ dày của mỗ cột sẽ làm cho ta quan sát trở nên dẽ dàng hơn khi đọc biểu đồ.
Trên đây là bài giới thiệu sơ lược về các đồ thị trong loạt bài về tầm quan trọng của các công cụ trong quản lý chất lượng. Chúng ta sẽ còn cùng nhau luận bàn về từng công cụ một trong các công cụ này, ứng dụng của nó trong thực tế và việc sử dụng nó bằng phương pháp thủ công cũng như trên phần mềm office thông qua excel và các phần mềm chuyên dùng khác như thế nào?
Hãy cố lên! Đừng bao giờ bỏ cuộc!
Bản quyền thuộc về kênh: https://www.youtube.com/@Master_QuangDung_Quality