Người Nhật tự hào vì có TQM (Total quality management-Quản lý chất lượng toàn diện), nó đã làm cho thế giới biết đến hàng hóa của Nhật bản thông qua chất lượng và cũng từ đó đã làm nổi bật nền văn hóa của Nhật bản, điều này xuất phát từ khái niệm biên giới mềm: "Hàng hóa của Nhật đi tới đâu thì văn hóa của Nhật sẽ đi tới đó".
TQM là gì mà nhiệm màu như vậy, theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO 8402:1994) "TQM là cách quản lý một tổ chức (doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên trong một tổ chức đó, để đạt được sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội".
Vậy, làm sao để thực hiện TQM trong tổ chức của bạn?
Và đây là sổ tay TQM (Total quality management-Quảnlý chất lượng toàn diện) được viết bởi các chuyên gia với Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản(Japanese Standards Association-JSA) mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Trong loạt bài video này, nó gồm có 20 hạng mục, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu đến nó. Tiêu đề của 20 hạng mục trong bốn modun:
Vai trò lãnh đạo;
Môi trường làm việc
Hệ thống và các công cụ
Sản xuất và bán hàng
Bài này chúng ta sẽ bắt đầu với modun 1:
HẠNG MỤC 1: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH
Việc thực hiện đầy đủ TQM đòi hỏi sự cam kết của CEO (Chief executive officer-Giám đốc điều hành) và các nhà quản lý cấp cao. Là Giám đốc điều hành, bạn phải chịu trách nhiệm cá nhân, cung cấp một tầm nhìn về hướng đi của tổ chức của bạn, và sự lãnh đạo là để thực hiện tầm nhìn này. Điều này đòi hỏi bạn, với các nhà quản lý cấp cao của bạn, xác định triết lý về tổ chức của bạn, và từ đó phát triển các kế hoạch dài hạn và trung hạn của bạn dựa trên triết lý này. Sau đó, chuyển các kế hoạch này thành chính sách quản lý hàng năm và triển khai các chính sách này thông qua tổ chức của bạn. Điều này được gọi là quản lý chính sách. Nó gồm các tiêu chí:
1. Quản lý chính sách – Khái quát
2. Chuẩn bị kế hoạch quản lý trung hạn và dài hạn
3. Thiết lập quản lý chính sách hàng năm
4. Triển khai chính sách và chuẩn bị kế hoạch hành động
5. Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch
6. Phản ánh chính sách vào cuối năm
7. Thực hiện chẩn đoán tổng quát về triển khai chính sách
HẠNG MỤC 2: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Là Giám đốc điều hành, bạn có vai trò chính trong việc đảm bảo chất lượng được duy trì trong toàn bộ tổ chức của bạn. Điều này liên quan đến một số hoạt động quan trọng nhất trong số đó sẽ được trình bày trong hạng mục này. Nó gồm các tiêu chí:
1. Quảng bá chính sách chất lượng của bạn
2. Thiết lập cơ cấu tổ chức rõ ràng
3. Giải quyết các vấn đề nghiêm trọng
4. Đáp ứng khách hàng của bạn
5. Phát triển nhân viên của bạn
6. Thực hiện đánh giá chất lượng thường xuyên
7. Thực hiện chẩn đoán kiểm soát chất lượng
8. Chuẩn bị sổ tay kiểm tra chất lượng
9. Thiết lập kiểm soát chất lượng trong các phòng ban không sản xuất / cung cấp dịch vụ
10. Hợp tác với các trường đại học và tổ chức nghiên cứu
11. Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của bạn
HẠNG MỤC 3: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ HỆ THỐNG
Tất cả những gì bạn làm với tư cách là người quản lý sẽ có tác động đến chất lượng, nhưng trong đó có một số chức năng đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng với bộ phận của riêng bạn và với toàn bộ tổ chức. Các chức năng trong hạng mục này làphải thiết lập, thực hiện và giám sát các hệ thống làm việc, trong khi các chức năng trong Hạnh mục 4 trình bày các cách hỗ trợ sự đóng góp mà nhân viên của bạn có thể thực hiện. Nó gồm các tiêu chí:
1. Triển khai chính sách quản lý hàng năm của tổ chức bạn
2. Làm rõ mức độ trách nhiệm của bộ phận của bạn đối với các hoạt động đảm bảo chất lượng; làm rõ chính sách
3. Xác định công việc,trách nhiệm và thẩm quyền
4. Đảm bảo rằng nhân viên của bạn hiểu và thực hiện nhiệm vụ của họ một cách chính xác
5. Theo dõi các nhiệm vụ quản lý được thực hiện tốt như thế nào
6. Giám sát chất lượng công việc trong bộ phận của bạn.
7. Đối phó với sai lỗi
8. Hãy cảnh giác với những bất thường khi bạn sửa đổi bất kỳ quá trình sản xuất / cung cấp dịch vụ nào của mình
9. Lưu giữ hồ sơ công việc
10. Thực hiện tiếp cận một cách có hệ thống để cải tiến
11. Giữ cho mọi người được thông báo về cách bộ phận đang hoạt động
12. Thiết lập quy trình viết báo cáo
HẠNG MỤC 4: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ CON NGƯỜI
Hạng mục này trình bày sáu hành động chính mà bạn là người quản lý có thể thực hiện để tối đa hóa sự đóng góp của nhân viên cho sự thành công của bộ phận và của tổ chức bạn. Đảm bảo rằng họ tuân theo các tiêu chuẩn, đượcđào tạo, có động lực và đựợcủy thác, và mọi việc khácliên quan đến họ trong công cuộc cải tiến. Nó gồm các tiêu chí:
1. Đảm bảo nhân viên của bạn thấu hiểu và tuân thủ các tiêu chuẩn
2. Nâng cao trình độ kỹ năng của nhân viên
3. Uỷ quyền
4. Khuyến khích nhân viên của bạn
5. Liên kết nhân viên của bạn trong việc thực hiện các cải tiến: thiết lập lịch trình đề xuất
6. Liên kết nhân viên của bạn trong việc cải tiến: hỗ trợ hoạt động nhóm QC
Một học giả Nhật đã kết luận rằng:
“TQM - Quản lý chất lượng toàn diện được chấp nhận ở Nhật vì 7 công cụ cải tiến chất lượng đã được sáng tạo để cho tất cả mọi người sử dụng. Nhà thiên văn học Galileo cũng vậy, sở dĩ ông ta có thể phát hiện việc quả đất quay xung quanh mặt trời vì ông ta có kính thiên văn trong tay. Tương tự như vậy các nhóm chất lượng (Quality Control Circle) trở nên thành công ở Nhật bản khi các thành viên của QCC có 7 công cụ trong tay”.